HLV Erik Ten Hag trải qua mùa giải đầu tiên thành công cùng Man Utd và mang tới những kỳ vọng lớn. Đáng tiếc, theo thời gian, ông không thể giúp Man Utd ổn định nên việc bị sa thải là tất yếu.
Theo Keolive, đội chủ sân Old Trafford buộc phải đưa ra quyết định mạnh tay với HLV Ten Hag khi không thể đứng nhìn đội bóng tụt dốc một cách thảm hại sau hai mùa giải dẫn dắt của chiến lược gia người Hà Lan. Có 5 lý do chính để "Quỷ đỏ" sa thải HLV Ten Hag được điểm lại tin bên lề dưới đây.
1. Điểm số
Tính từ mùa giải 2008-09 đến nay, Man Utd đã trải qua 6 đời HLV. Trong suốt mùa giải gồm 38 trận từ đó đến nay, trung bình mỗi trận Man Utd ghi được 1,7 điểm, tương đương khoảng 65 điểm.
HLV Ten Hag bị Man Utd sa thải chỉ sau 9 vòng đấu mùa này.
Trong kỷ nguyên 38 trận của Premier League, dưới thời HLV Alex Ferguson thì Man Utd chưa bao giờ giành được ít hơn 75 điểm. Trong hai năm đảm nhiệm "ghế nóng" ở Man Utd của HLV Louis van Gaal, 66 điểm là thành tích tệ nhất của họ.
Tiếp đó ở hai mùa giải trọn vẹn của HLV Jose Mourinho cũng chưa bao giờ đạt dưới 69 điểm; và thành tích tối thiểu trọn vẹn của HLV Ole Gunnar Solskjaer đạt mức thấp nhất là 66.
Sau chuỗi thành công vô song của Ferguson, HLV David Moyes đã tiếp quản và trong mùa giải duy nhất của ông, đội bóng đạt trung bình 1,7 điểm mỗi trận. Ông đã bị sa thải sau 34 trận đấu. Và dưới thời HLV Ten Hag, Man Utd cũng chỉ giành được điểm với tỷ lệ tương tự David Moyes nhưng chiến lược gia người Hà Lan đã dẫn dắt Man Utd có 84 trận đấu tại Premier League.
2. Thủng lưới quá nhiều
Nguyên nhân lớn thứ hai dưới thời HLV Ten Hag là số bàn thua Man Utd phải nhận quá nhiều, cao hơn so với 5 HLV tiền nhiệm trước đó.
Trong 5 mùa giải Premier League vừa qua, đội xếp thứ 10 trung bình để thủng lưới 50,4 bàn mỗi mùa. Trong hơn hai mùa giải của Ten Hag tại Premier League, Man Utd còn tệ hơn thế một chút, với tỷ lệ 38 trận là 50,5.
Dưới thời Ten Hag, họ để thủng lưới nhiều hơn và gánh chịu nhiều cú sút trúng đích hơn so với bất kỳ 5 HLV của Man Utd trước đó. Ngoài ra, họ để đối phương chạm bóng đến 30 lần trong vòng cấm mỗi trận. Trước Ten Hag, Man Utd cũng để đối thủ 21 lần chạm bóng mỗi trận trong kỷ nguyên của HLV Ole Gunnar Solskjaer.
Dưới thời Ten Hag, hàng phòng ngự của Man Utd có đủ mọi nhược điểm nhưng lại không có ưu điểm nào.
3. Hàng công quá tệ
Hàng phòng ngự tệ hại nhưng hàng công của Man Utd dưới thời Ten Hag cũng yếu đuối không kém.
Trong mùa giải đầu tiên của Ten Hag, Man Utd đã khá may mắn khi kết thúc ở vị trí tương đối cao trên bảng xếp hạng Premier League với vị trí thứ 3. Nhưng mùa giải tiếp theo Man Utd lao dốc khi chỉ xếp vị trí thứ 8 chung cuộc.
Khả năng chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng của Man Utd bị đánh giá rất tệ dưới thời HLV Ten Hag.
Nguyên nhân đến từ việc hàng công của "Quỷ đỏ" gần như vô hại trước khung thành của đối thủ. Đội bóng của Ten Hag chỉ tạo ra 1,64 bàn thắng kỳ vọng mỗi trận, hoặc chỉ thấp hơn một chút so với mức tốt nhất chung là 1,65 từ cả thời kỳ cuối Ferguson và toàn bộ triều đại của Solskjaer.
Mùa giải này, nói riêng, khả năng kết thúc của Man Utd rất kém. Khoảng cách giữa số bàn thắng mong đợi và số bàn thắng thực tế của Man Utd là kém nhất Premier League sau 9 trận đấu.
4. Chơi pressing (gây áp lực) kém cỏi
"Khi Man Utd thông báo rằng họ sẽ thuê Ten Hag từ Ajax, họ gọi ông là một HLV nổi tiếng với lối chơi tấn công hấp dẫn của đội mình. Trong mùa giải đầu tiên trước mùa giải với CLB, chính Ten Hag nói rằng muốn gây sức ép liên tục lên đối phương và chơi bóng chủ động".
5. Kiểm soát bóng quá tệ
Khả năng kiểm soát bóng tệ hại cũng là nguyên nhân khiến Ten Hag phải ra đi chỉ sau 9 trận ở mùa giải này. "Man Utd không bao giờ tìm ra cách kiểm soát bóng. Mọi CLB lớn trên thế giới đều có kế hoạch về cách lấy bóng, cách giữ bóng và cách sử dụng hai điều đó để tạo ra các kịch bản trong một trận đấu khi họ tạo ra nhiều cơ hội hơn đối thủ.
Xem thêm: Nội chiến thượng tầng ngày càng căng thẳng - Chelsea sắp đổi chủ tiếp?